DHA HEALTHCARE

Thông tin y khoa

10 HIỂU LẦM TAI HẠI KHIẾN CÁC CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ TRỞ NÊN “CÔNG CỐC”

Đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, đột quỵ không di truyền… là một trong rất nhiều những hiểu lầm tai hại khiến các cách phòng ngừa đột quỵ mà chúng ta nỗ lực “đổ sông đổ bể”.

Đột quỵ là bệnh lý không mới nhưng chưa chắc mọi người đã hiểu đúng về nó, bài viết dưới đây của DHA sẽ giúp bạn gạt bỏ những quan niệm sai và tìm ra cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKI Minh Su Chanh Ni - chuyên khoa Nội Tổng Quát phòng khám đa khoa DHA Healthcare.

BỆNH ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?

Đột quỵ (hay còn gọi là nhồi máu, xuất huyết não hoặc tai biến mạch máu não) xảy ra đột ngột khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của chúng ta bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ.

Hệ quả là vùng não đó không còn được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để có thể duy trì hoạt động và tồn tại. Nếu không được chữa trị kịp thời, vùng não bị ảnh hưởng có thể bị “chết” hoàn toàn, và không thể khôi phục chức năng bình thường như trước. (Theo Bộ Y Tế - chuyên trang thông tin về đột quỵ)

Đột quỵ là do tắc nghẽn mạch máu não hay do vỡ mạch máu não

Đột quỵ là do tắc nghẽn mạch máu não hay do vỡ mạch máu não

Trong những năm gần đây, đột quỵ đã trở thành nguyên nhân tử vong đứng thứ hai chỉ sau nhồi máu cơ tim. Có thể chia thành ba loại chính:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là dạng phổ biến nhất, chiếm 85% các trường hợp. Nó xảy ra khi máu chảy qua động mạch cung cấp oxy cho não bị tắc nghẽn.
  • Thứ hai là đột quỵ xuất huyết, do vỡ động mạch trong não, từ đó làm tổn thương các mô xung quanh, và nó chiếm 15% các trường hợp.
  • Loại đột quỵ thứ ba là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), đôi khi được gọi là “đột quỵ nhỏ”. Nó xảy ra khi lưu lượng máu đến não tạm thời bị tắc nghẽn, thường không quá 5 phút.

ĐÍNH CHÍNH 10 QUAN NIỆM SAI LẦM ĐỂ TÌM RA CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ THÍCH HỢP

 

Đột quỵ là vấn đề của tim

Mặc dù nguy cơ đột quỵ có liên quan đến các vấn đề tim mạch, nhưng lý do đột quỵ không phải là vấn đề ở tim mà là ở não.

Tiến sĩ Ortiz (trưởng khoa Phẫu thuật nội mạch thần kinh và X-quang thần kinh can thiệp tại Bệnh viện Lenox Hill) nói rằng: “Một số người nghĩ rằng đột quỵ là do tim có vấn đề, nhưng điều đó là không chính xác. Đột quỵ là một vấn đề của não, gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch hoặc tĩnh mạch trong não chứ không phải ở tim.

Một số người nhầm đột quỵ với cơn đau tim, nguyên nhân là do tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim chứ không phải não.

 

Không thể ngăn ngừa đột quỵ được

Đột quỵ là do một phần các yếu tố như: Cao huyết áp, hút thuốc, cholesterol cao, béo phì, tiểu đường, chấn thương đầu hoặc cổ và rối loạn nhịp tim.

Nhưng vẫn có cách phòng ngừa đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống khoa học hơn. Tập thể dục thường xuyên (150 phút/tuần) và ăn uống lành mạnh để làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì và tiểu đường.

Các yếu tố khác bao gồm uống nhiều rượu bia, căng thẳng, làm việc với cường độ cao. Các chuyên gia khuyên hãy hạn chế rượu bia và dành nhiều thời gian thư giãn, vừa có thể làm việc hiệu quả hơn, vừa loại bỏ được nguy cơ tai biến mạch máu não.

 Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả

 

Đột quỵ không di truyền trong gia đình

Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm - loại bệnh di truyền được truyền từ đời bố mẹ có nguy cơ đột quỵ cao hơn hơn bình thường.

Một số bệnh lý khác có yếu tố di truyền như: Cao huyết áp, bệnh van tim, rung nhĩ, nhịp tim không đều… cũng gián tiếp làm tăng nguy cơ gây đột quỵ.

Vì gia đình là một tập thể chung sống cùng nhau, nên các yếu tố như môi trường sống hay thói quen sinh hoạt không lành mạnh ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các thành viên, làm gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, đặc biệt khi có các bệnh di truyền.

 

Triệu chứng đột quỵ khó để nhận biết

Để nhận biết một người có các dấu hiệu bệnh đột quỵ hay không, hãy ghi nhớ sử dụng quy tắc F.A.S.T:

  • F: Khuôn mặt mất cân đối, yếu liệt mặt. Một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó.
  • A: Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
  • S: Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, nói đớ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
  • T: Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao, ngược lại đưa đến bệnh viện càng trễ thì càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu tai biến mạch máu não khác bao gồm:

  • Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, chân hoặc một bên cơ thể
  • Nói lẫn, lộn, sảng, hôn mê
  • Hoa mắt, khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt
  • Đi lại khó khăn, chóng mặt, đi không vững, mất thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân
  • Buồn nôn, nôn ói

Quy tắc phát hiện sớm đột quỵ

 

Tai biến mạch máu não không thể điều trị

Thật ra đây là quan niệm sai mà rất nhiều ngườI lầm tưởng. Chính xác thì tai biến mạch máu não có thể điều trị được.

Điều trị cấp cứu đột quỵ bằng cách tiêm thuốc làm tan cục máu đông, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học để loại bỏ cục máu đông hoặc phẫu thuật có thể đẩy lùi các triệu chứng đột quỵ.

Thời gian kéo dài càng lâu thì khả năng điều trị càng kém hiệu quả. Do đó, quan trọng là cần đưa bệnh nhân đến cấp cứu kịp thời (trong vòng vài phút) hoặc vài giờ kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Và tuyệt đối giữ người bệnh không được té ngã.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra  những  bệnh nhân được cấp cứu trong vòng 3 giờ kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên thường ít bị khuyết tật hơn 3 tháng sau đó so với những người đến muộn hơn.

 

Tai biến mạch máu não chỉ xảy ra ở người già

Tuổi tác là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ bị đột quỵ, tăng gấp đôi 10 năm một lần sau 55 tuổi. Tuy nhiên, sự thật là nó xảy ra ở mọi lứa tuổi, đột quỵ ở người trẻ là hoàn toàn có thể.

Một nghiên cứu kiểm tra dữ liệu chăm sóc sức khỏe cho thấy 34% số ca nhập viện do đột quỵ trong năm 2009 là dưới 65 tuổi.

Một bài đánh giá vào năm 2013 chỉ ra rằng “khoảng 15% tổng số ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra ở thanh niên và thanh thiếu niên.”

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng các tác nhân như: Tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid và sử dụng thuốc lá là một trong những tình trạng phổ biến nhất ở nhóm tuổi này.

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

 

Tất cả các cơn đột quỵ đều có triệu chứng

Đây là một nhận định chưa đúng, vì theo một số nghiên cứu cho thấy đột quỵ không có triệu chứng phổ biến hơn nhiều so với đột quỵ có triệu chứng.

Một nghiên cứu cho thấy trong số hơn 11 triệu ca đột quỵ vào năm 1998, 770.000 ca có triệu chứng, trong khi gần 11 triệu ca không có triệu chứng.

Bằng chứng của cái gọi là đột quỵ im lặng này xuất hiện trên ảnh chụp MRI dưới dạng các đốm trắng từ mô sẹo sau khi tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu.

Thông thường, đột quỵ thầm lặng được xác định khi bệnh nhân được quét MRI để tìm các triệu chứng bao gồm đau đầu, các vấn đề về nhận thức và chóng mặt.

Mặc dù những triệu chứng đột quỵ không xuất hiện, nhưng chúng nên được điều trị tương tự như đột quỵ có triệu chứng. Đột quỵ thầm lặng khiến mọi người có nguy cơ bị đột quỵ có triệu chứng trong tương lai, suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.

 

Cơn đột quỵ nhẹ không gây ra nhiều nguy hiểm

Thuật ngữ “đột quỵ nhẹ” đã được sử dụng không chính xác vì làm cho mọi người nghĩ nó không hề nghiêm trọng. Nói chính xác hơn, cơn đột quỵ nhỏ là một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).

Nó chính là điềm báo có thể xảy ra cơn đột quỵ lớn. Bất kỳ triệu chứng nào của đột quỵ cấp tính, thoáng qua hay dai dẳng, đều cần được điều trị kịp thời - đó là cách ngăn ngừa đột quỵ nghiêm trọng.

Đột quỵ làm chết các tế bào não

 

Đột quỵ luôn gây tàn tật

Là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trưởng thành, nhưng không phải ai bị đột quỵ cũng bị liệt hoặc yếu. Nghiên cứu cho thấy đột quỵ làm giảm khả năng vận động ở hơn một nửa số người sống sót sau đột quỵ từ 65 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, tác động lâu dài sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như lượng mô não bị ảnh hưởng và khu vực bị ảnh hưởng: Ví dụ, tổn thương não trái sẽ ảnh hưởng đến phần bên phải của cơ thể và ngược lại.

Nếu cơn đột quỵ xảy ra ở bên trái của não, các tác động có thể bao gồm:

  • Liệt nửa người bên phải
  • Các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ
  • Hành vi chậm và thận trọng
  • Mất trí nhớ
  • Nếu nó ảnh hưởng đến bên phải của não, tình trạng tê liệt cũng có thể xảy ra, lần này là ở bên trái của cơ thể bao gồm:
  • Vấn đề về thị lực
  • Hành vi nhanh chóng và tò mò
  • Mất trí nhớ

 

Phục hồi sau đột quỵ diễn ra nhanh chóng

Phục hồi sau đột quỵ có thể mất vài tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm. Tuy nhiên, nhiều người có thể không phục hồi hoàn toàn. Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ nói rằng trong số những người sống sót sau đột quỵ:

  • 10% sẽ phục hồi gần như hoàn toàn
  • 10% khác sẽ cần được chăm sóc tại viện dưỡng lão hoặc cơ sở dài hạn khác
  • 25% sẽ phục hồi với những khiếm khuyết nhỏ
  • 40% sẽ bị suy yếu từ trung bình đến nặng

Nghiên cứu cho thấy có một khoảng thời gian quan trọng trong khoảng từ 2 - 3 tháng sau khi khởi phát đột quỵ, trong đó quá trình phục hồi chức năng vận động chuyên sâu có nhiều khả năng dẫn đến hồi phục hơn. Một số cũng có thể tự phục hồi trong giai đoạn này.

Sau khoảng thời gian này và sau mốc 6 tháng, vẫn có thể cải thiện mặc dù có thể sẽ chậm hơn đáng kể.

 

CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ VÀ CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO LÀ GÌ?

- Thực hiện tập thể dục đều đặn 30 phút/lần, duy trì 3-4 lần/tuần.

- Chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và ăn một lượng nhỏ thịt và cá. Không dùng đồ chiên xào, thức ăn nhanh dầu mỡ

- Duy trì cân nặng vừa phải

- Nhận biết và điều trị rung nhĩ: Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều và thường nhanh. Đây là yếu tố nguy cơ chính, tăng gấp 5 lần nguy cơ bị đột quỵ. Đột quỵ do rung nhĩ có nhiều khả năng gây tử vong hoặc gây ra các di chứng nghiêm trọng

- Ngưng hút thuốc, hạn chế rượu bia

- Kiểm soát huyết áp, quản lý bệnh tiểu đường và điều trị bệnh tim

- Tránh trầm cảm và căng thẳng

- Không thức khuya, ngủ đủ giấc, hạn chế tắm đêm

Chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ đột quỵ

 

TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ - GIÚP PHÁT HIỆN VÀ NGĂN NGỪA SỚM NGUY CƠ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Bạn có biết: Khoảng 80% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa được, và mục tiêu của tầm soát đột quỵ định kỳ nhằm phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, nhất là đối với nhóm có nguy cơ cao như:

Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ

  • Người bị đái tháo đường
  • Người bị cao huyết áp
  • Cholesterol cao
  • Người có bệnh lý về tim mạch
  • Người có thói quen hút thuốc lá, người thừa cân, béo phì…

Vì hạnh phúc luôn đến từ sự chủ động - Hãy tầm soát đột quỵ định kỳ ngay hôm nay. Phòng khám đa khoa DHA Healthcare cung cấp dịch vụ tầm soát đột quỵ chuyên nghiệp, chu đáo, chuẩn xác. Liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline 1900 1115 - 070 625 6789 để được tư vấn ngay hôm nay nhé!

 

 

Tin tức khác

Tham khảo thêm

DHA HEALTHCARE

Đối tác vàng

Xem tất cả
DHA HEALTHCARE

Góc tri ân

Mình biết đến DHA Healthcare qua giới thiệu từ bạn bè, và thật sự trải nghiệm của mình với phòng khám rất tuyệt vời. Điều mình ấn tượng nhất là đội ngũ Y Bác sĩ rất thân thiện, các chỉ số sức khoẻ được Bác sĩ đánh giá và tư vấn chi tiết khiến mình rất an tâm và hài lòng. Đây sẽ là địa chỉ khám sức khoẻ tin cậy của mình trong thời gian tới. Nữ Hoàng Trang Sức Việt Nam - Đặng Phạm Phương Chi
DHA Healthcare luôn luôn là lựa chọn của Ngọc và gia đình trong việc tầm soát, kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Trải nghiệm thăm khám tại DHA vô cùng tuyệt vời, khiến Ngọc và gia đình rất yên tâm. Xin gửi lời cảm ơn vì DHA Healthcare đã luôn chăm sóc chu đáo đến sức khoẻ gia đình Ngọc. Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc
Mình hài lòng với dịch vụ thăm khám tại DHA. Khâu tổ chức khá thuận tiện, nhanh chóng, các bạn điều dưỡng hỗ trợ nhiệt tình. Không gian sạch sẽ, có bánh nước cho khách sử dụng trong lúc đợi. Chị sẽ giới thiệu người nhà với bạn bè đến đây khám Chị Hoàng Mai, 30 tuổi, Chuyên viên ngân hàng
Phòng khám sạch sẽ rộng rãi, nhân viên nhiệt tình, vui vẻ. Bác sĩ khám cho tôi rất kỹ lưỡng. Tôi rất hài lòng. Chị Hằng - Gò Vấp - TP Hồ Chí Minh
Lực lượng y tá, bác sĩ vui vẻ hướng dẫn tận tình và thái độ làm việc nghiêm túc vui vẽ. Các Anh Chị hướng dẫn rõ ràng chi tiết Anh Khải - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc

Từ Thứ Hai đến Thứ Bảy, 7 giờ 30 đến 17 giờ 00
Copyright © 2024 Công ty Cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Y Tế DHA
Khám online
Đặt ngay
Đặt lịch khám
Đặt ngay