Người ta vẫn thường nói “lo xa ít ai qua phụ nữ”, có lẽ vì thế mà các vấn đề về xét nghiệm sàng lọc nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả từ chị em. Vậy xét nghiệm sàng lọc có tầm quan trọng như thế nào? Có những loại xét nghiệm sàng lọc thiết yếu nào mà phái nữ cần lưu tâm? Tất cả sẽ được DHA Healthcare giải đáp cho bạn trong bài viết này.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKI Hoàng Thị Tuyết Hạnh - Giám đốc chuyên môn PKDK DHA Healthcare.
TẠI SAO XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC LẠI QUAN TRỌNG?
Tục ngữ có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các xét nghiệm sàng lọc có thể phát hiện bệnh trước khi bạn có triệu chứng, giúp bạn tận dụng được thời gian vàng để điều trị một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường hay loãng xương.
Nhưng bạn hãy lưu ý, các xét nghiệm sàng lọc cần phải phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử gia đình, tiền sử sức khỏe của bản thân và một số nguy cơ khác.
UNG THƯ VÚ
Căn bệnh ung thư vú tuy rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi càng cao. Bởi các khối u có kích thước nhỏ ít có khả năng lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan quan trọng như phổi và não. Phụ nữ trong độ tuổi 20-30 được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện tầm soát ung thư vú 1-3 năm/1 lần. Bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên hơn nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Hình chụp X-quang khối u ở vú
· Sàng lọc bằng chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh sử dụng chùm tia X có cường độ thấp giúp phát hiện các khối u trước khi có thể cảm nhận nó. Một số chuyên gia khuyến nghị nên chụp X- quang tuyến vú hằng năm đối với phụ nữ 40 tuổi, 1-2 năm/1 lần đối với phụ nữ từ 50-70 tuổi. Nhưng nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn có thể nhận được lời đề nghị kiểm tra thường xuyên hơn từ bác sĩ.

Phương pháp chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. Đây là bệnh lý nguy hiểm nhung nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp PAP
Để sàng lọc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) và xét nghiệm HPV (Virus u nhú ở người – Human Papillomavirus). Pap Smear tìm ra các tế bào bất thường của cổ tử cung, vốn có thể cắt bỏ từ trước khi chúng trở thành tế bào ác tính. Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV, lây qua đường tình dục.
· Tầm soát ung thư cổ tử cung
Trong quá trình xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy một số tế bào từ cổ tử cung của bạn và gửi chúng đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về việc bạn cần xét nghiệm Pap một mình hay kết hợp với xét nghiệm HPV và tần suất bạn nên kiểm tra. Nếu bạn quan hệ tình dục và có nguy cơ mắc bệnh, bạn sẽ cần xét nghiệm âm đạo để tìm Chlamydia và bệnh lậu hàng năm.

Hãy chủ động tiêm vắc xin để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
· Tiêm vắc xin phòng ngừa ung thu cổ tử cung
Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung có thể bảo vệ phụ nữ dưới 26 tuổi khỏi một số chủng HPV. Tuy nhiên, vắc-xin không bảo vệ chống lại tất cả các chủng HPV gây ung thư và không phải tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung đều bắt đầu với HPV. Vì vậy việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ vẫn rất quan trọng.
LOÃNG XƯƠNG VÀ GÃY XƯƠNG
Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng, yếu dần theo thời gian, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh. Triệu chứng bắt gặp là đau đớn khi bị ngã, va đập hoặc vặn người đột ngột. Theo số liệu thống kê của Hội Loãng xương Việt Nam, tỉ lệ loãng xương đối với phụ nữ trên 50 tuổi lên đến 30-40%, dự báo năm 2023 cả nước sẽ có hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70%-80%.

Loãng xương sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện sớm
Nhưng đừng vội lo lắng, loãng xương có thể ngăn ngừa và điều trị
· Xét nghiệm chẩn đoán loãng xương:
Bằng phương pháp đo mật độ xương hay còn gọi là hấp thụ tia X năng lượng kép, DXA (Dual-Energy X-Ray Absorptiometry) có thể giúp chẩn đoán loãng xương, đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương. Việc sàng lọc này được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Nếu bạn có nguy cơ của bệnh loãng xương, bạn thực hiện các kiểm tra sớm hơn.

Phương pháp đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương
UNG THƯ DA
Có nhiều loại ung thư da và nếu phát hiện và điều trị sớm thì chẳng có điều gì đáng lo ngại. Nguy hiểm nhất phải kể đến là ung thư hắc tố do da tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời bởi các thói quen tắm nắng, phơi nắng, dẫn đến một lượng lớn tia cực tím làm tổn thương da. Đối tượng mắc thường là những người trẻ, dưới 40 tuổi. Tỉ lệ mắc phải ung thư hắc tố ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trên da
· Tầm soát ung thư da
Hãy cẩn trọng với những thay đổi trên làn da của bạn, kể cả việc xuất hiện hay sự thay đổi hình dáng màu sắc của các nốt ruồi và tàn nhang. Một số chuyên gia khuyên rằng bạn cũng nên kiểm tra da của mình bởi bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y tế khác trong quá trình khám sức khỏe định kỳ.
HUYẾT ÁP CAO
Nguy cơ mắc cao huyết áp sẽ tỉ lệ thuận với số tuổi của bạn, đặc biệt nó sẽ tăng nhanh hơn khi bạn bị thừa cân hay có các thói quen không lành mạnh. Huyết áp cao có thể gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ, đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì vậy, hãy thường xuyên thăm khám và trao đổi với bác sĩ để có được phương pháp kiểm soát tốt nhất, hạ huyết áp cũng là một cách để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, suy thận.

Duy trì một lối sống lành mạnh để phòng ngừa cao huyết áp
· Tầm soát bệnh cao huyết áp
Kết quả đo huyết áp sẽ có 2 chỉ số, bao gồm huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa khi (tim co bóp) và huyết áp tâm trương hay chính là chỉ số huyết áp tối thiểu (khi tim thư giãn). Huyết áp ở người trưởng thành bình thường sẽ nhỏ hơn 120/80. Đối với người bị tăng huyết áp, chỉ số sẽ là 130/80 hoặc cao hơn. Huyết áp cao hay thấp đều sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn, cho nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian kiểm tra huyết áp thường xuyên.
MỠ TRONG MÁU (CHOLESTEROL)
Cholesterol cao có thể gây ra các mảng bám làm tắc nghẽn động mạch, tình trạng ấy sẽ duy trì nhiều năm không biểu hiện triệu chứng, âm thầm gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao, tiểu đường hay hút thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng các mảng bám. Tình trạng đó được gọi là xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch. Vậy nên bạn hãy thay đổi lối sống lành mạnh và dùng thuốc để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cholesterol cao sẽ làm hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch chủ
· Kiểm tra cholesterol
Để kiểm tra cholesterol bạn cần nhịn ăn từ 9 đến 12 giờ. Sau đó, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm máu để đo tổng lượng cholesterol, cholesterol "xấu" LDL, cholesterol "tốt" HDL và Triglyceride (mỡ máu). Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn bạn về thời điểm và tần suất kiểm tra định kỳ.

Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là vô cùng cần thiết để kiểm soát tình trạng sức khỏe
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2
Theo thống kê của hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường thì 1 người không biết mình bị bệnh. Bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh tim hoặc thận, đột quỵ, mù lòa do tổn thương các mạch máu của võng mạc và các vấn đề nghiêm trọng khác. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục, giảm cân và dùng thuốc, đặc biệt là khi phát hiện bệnh sớm. Bệnh tiểu đường loại 2 là dạng bệnh phổ biến nhất bao gồm ở Việt Nam.

Nên kết hợp chế độ ăn lành mạnh, tập luyện và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
· Tầm soát bệnh tiểu đường
Bạn có thể sẽ phải nhịn ăn trong tám giờ hoặc lâu hơn trước khi xét nghiệm máu để xét nghiệm tiểu đường. Mức đường huyết 100 -125 cho thấy nguy cơ; còn 126 hoặc cao hơn có thể có nghĩa là bệnh tiểu đường. Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm A1C và xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thời điểm tần suất kiểm tra định kỳ. Hãy trao đổi kỹ hơn với bác sĩ nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
VIRUS GÂY SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI (HIV)
HIV là vi rút gây ra bệnh AIDS. Nó lây lan qua việc dùng chung máu hoặc chất dịch cơ thể với người bị bệnh, chẳng hạn như qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc sử dụng kim tiêm bẩn. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể truyền bệnh cho con. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa hoặc vắc xin, nhưng điều trị sớm bằng thuốc chống HIV có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi rút.

Virus gây bệnh HIV
· Các xét nghiệm sàng lọc HIV
HIV có thể không biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm. Cách duy nhất để biết bạn có nhiễm vi rút hay không là xét nghiệm máu. Xét nghiệm ELISA hoặc EIA tìm kiếm các kháng thể đối với HIV. Nếu bạn nhận được kết quả dương tính, bạn sẽ cần xét nghiệm lần thứ hai để xác nhận kết quả. Tất cả những ai có nguy cơ và quan hệ tình dục không an toàn nên đi xét nghiệm Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ khuyến cáo thực hiện sàng lọc cho ở thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 15 đến 65 tuổi. Thanh thiếu niên và người lớn tuổi có nguy cơ cao cũng nên được kiểm tra.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện kịp thời HIV
· Ngăn chặn sự lây lan của HIV
Hầu hết những người mới nhiễm đều có kết quả dương tính khoảng hai tháng sau khi tiếp xúc với vi rút. Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể mất đến sáu tháng để phát triển các kháng thể HIV. Hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh các nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu bạn bị nhiễm HIV và đang mang thai, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ các biện pháp tránh lây nhiễm sang con.
UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 10 bệnh ung thư thường gặp, là bệnh lý ác tính được chẩn đoán phổ biến thứ 3 ở nữ và thứ 4 ở nam giới.
Hầu hết các bệnh ung thư đại tràng xuất phát từ các khối polyp mọc bất thường trên niêm mạc ruột già. Các polyp có thể là lành tính hoặc ác tính, nhưng hãy loại bỏ chúng sớm để thoát khỏi nỗi lo bị ung thư.

Nội soi là phương pháp phổ biến để tầm soát ung thư đại trực tràng
· Tầm soát ung thư đại trực tràng
Nội soi là phương pháp để tầm soát ung thư đại trực tràng phổ biến. Trong khi bạn được gây mê, bác sĩ sẽ chèn một ống mềm nhỏ có gắn camera vào ruột kết của bạn. Nếu tìm thấy một polyp, bác sĩ thườngsẽ làm phẫu thuật cắt bỏ. Một loại xét nghiệm khác là nội soi đại tràng sigma linh hoạt, soi vào phần dưới của đại tràng. Nếu bạn không có nguy cơ cao, việc sàng lọc thường bắt đầu ở tuổi 45.
BỆNH TĂNG NHÃN ÁP
Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực của thủy dịch bên trong nhãn cao tăng cao hơn bình thường, tạo nên một áp lực nặng lên mắt. Nó không phải là loại bệnh nguye hiểm nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm tổn thương dây thần kinh thị giác, thậm chí gây mù lòa. Thông thường, nó không biểu hiện triệu chứng cho đến khi mắt bạn bị ảnh hưởng.

Kiểm tra mắt thường xuyên giúp phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp và các bệnh liên quan khác về mắt
· Phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp
Kiểm tra mắt thường xuyên giúp phát hiện bệnh sớm, tránh xa những biến chứng nguy hiểm. Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên khám mắt toàn diện sau mỗi 5 đến 10 năm nếu bạn dưới 40 tuổi; 2-4 năm nếu bạn ở độ tuổi từ 40 đến 54; 1-3 năm nếu bạn từ 55 đến 64 tuổi; và sau 1-2 năm nếu bạn trên 65 tuổi. Nếu bạn có người thân từng mắc căn bệnh này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được sàng lọc thường xuyên hơn.

Một sự chủ động nhỏ có thể tạo ra những kỳ tích lớn. Thực hiện khám khám sức khỏe định kỳ chính là cách để bạn bảo vệ bản thân và hạnh phúc gia đình. Phòng khám đa khoa DHA với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng dịch vụ tận tâm - nhanh chóng sẽ là địa chỉ tin cậy để bạn gửi trao niềm tin của mình!
Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 1115 hoặc 070 625 6789 để đặt lịch khám nhanh chóng nhất bạn nhé!