Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, số lượt khám vì viêm kết mạc tính từ đầu năm cho đến nay khoảng 72.000 lượt (khoảng 1/3 trẻ ở tuổi đi học, số còn lại là người lớn), đáng lưu ý là số ca mắc bệnh đau mắt đỏ trong những ngày gần đây có xu hướng tăng so với những tháng đầu năm. Cùng DHA Healthcare tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
1. Đau mắt đỏ là gì ?
Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Viêm kết mạc xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng: trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh dễ lây lan, xảy ra quanh năm có thể lan rộng ra thành dịch trong thời điểm từ Hè đến cuối Thu.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Khi có các dấu hiệu sưng đỏ, cộm mắt cần đến các Bác sĩ chuyên khoa Mắt đánh giá.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ, trong đó virus là nguyên nhân phổ biến nhất.
Các trường hợp đau mắt đỏ do virus thường có các triệu chứng: chảy nước mắt, đổ ghèn trong, sưng phù mi, cộm. Bên cạnh đó, một số người có thể bị đau mắt do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus tấn công gây nên tình trạng chảy nước mắt, phù mi, ghèn vàng hoặc xanh. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với lông vật nuôi, phấn hoa, bụi….
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan qua nhiều đường: do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mắt thông qua khăn rửa mặt, quần áo, nước bể bơi... hoặc lây qua tay của người đã mắc bệnh.
3. Cách phòng tránh bệnh và lây bệnh
Các bác sĩ khuyến cáo, hàng ngày người dân nên nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về;
Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng;
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay;
Tại trường học, cơ quan, gia đình..., cần tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với người bệnh, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay;
Cách ly người bệnh, dùng riêng các dụng cụ như khăn, chậu rửa, kính mắt, vỏ gối…
Các chuyên gia lưu ý, những phương pháp dân gian như xông nước thuốc, nhỏ chanh, đắp lá nha đam hay đắp lá trầu không… để điều trị đau mắt đỏ có thể khiến mắt sưng phù, bỏng.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần đi khám chuyên khoa mắt và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ.
Phòng khám DHA Healthcare cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, tầm soát sức khỏe chuyên nghiệp, chu đáo, chuẩn xác. Mang đến cho bạn sự hài lòng, yên tâm, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline 1900 1115 - 091 555 8810 để được tư vấn và đặt trước lịch khám nhé!